Giao tiếp thành công bắt đầu từ lắng nghe

TrongQuyen.vn | 26/06/2021

 

    Mọi người đều muốn học được cách nói chuyện, tự bồi dưỡng tài ăn nói bằng nhiều cách khác nhau với hi vọng có thể giao tiếp thành công. Thế nhưng, chúng ta lại quên mất một điều quan trọng, đó chính là sự lắng nghe. Thực tế, lắng nghe chính là cách giao tiếp hiệu quả nhất, là điều không thể thiếu khi trò chuyện với mọi người.

 

    GIAO TIẾP THÀNH CÔNG BẮT ĐẦU TỪ LẮNG NGHE

 

Một chuyên gia rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực giao tiếp đã có ý kiến rằng: “Điểm mấu chốt của giao tiếp không nằm ở chỗ nói nhiều hay ít mà là học được cách nói ít”. Nghe nhiều nói ít, là một người biết lắng nghe, sẵn sàng lắng nghe, tiếp nhận ý kiến và suy nghĩ của người khác, đó mới thực sự là điều quan trọng.

 

Lắng nghe là bước đầu tiên để đạt được thành công. Cựu thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói: “Đứng lên nói cần dũng khí, ngồi xuống và lắng nghe cũng cần dũng khí”.

Trên thực tế, có rất ít người trẻ tuổi biết cách lắng nghe. Một người biết lắng nghe người khác có thể kịp thời đưa ra những góp ý, khiến người nói tìm được sự đồng cảm và mở lòng với người nghe.

Một lần, Carnegie tham gia bữa tiệc của nhà xuất bản Glebe. Tại bữa tiệc, ông đã gặp một chuyên gia thực vật học nổi tiếng. Carnegie trước đây ít khi giao tiếp với người này, ông nói với chuyên gia là mình có một khu vườn nhỏ. Chuyên gia thực vật học đã hướng dẫn ông cách giải quyết một số vấn đề và giảng giải cho ông một số loại cây, cây vườn hoa và một số phát hiện trong lĩnh vực khoa học thực vật.

Ở bữa tiệc. Carnegie và chuyên gia thực vật đã nói chuyện suốt nhiều giờ liền. Khi buổi tiệc kết thúc, sau khi tạm biệt các vị khách khác, trước đại diện nhà xuất bản, chuyên gia thực vật học đã khen ông Carnegie là người nói chuyện thú vị nhất.

 

 

••• Người Hy Lạp có câu: “Thượng đế cho chúng ta một cái lưỡi, nhưng lại cho chúng ta hai cái tai là để chúng ta nghe nhiều hơn nói”. Ý nghĩa của câu nói này muốn khuyên mọi người biết lắng nghe nhiều hơn thay vì nói nhiều hơn.

 

??? Vậy làm thế nào để lắng nghe người khác? Làm thế nào để nghe được tiếng lòng của người khác?

Điều này rất quan trọng với những người trẻ tuổi. Một khi bạn học được cách lắng nghe người khác, bạn sẽ cảm thấy nghe người khác nói rất dễ dàng, cũng rất có ý nghĩa. Khi bạn nghe nhiều, bạn sẽ càng hiểu đối phương và có thể giúp đỡ họ, cũng như tự mang lại niềm tin cho bản thân mình.

 

 

??? Vậy làm thế nào để học được cách lắng nghe người khác nói?

• Đầu tiên, phải có hứng thú với những điều người đối diện nói ra. Bạn phải cố gắng hiểu người đó, khích lệ và giúp đỡ họ giải quyết vấn đề hoặc tìm ra cách giải quyết vấn đề. Điểm đặc biệt chú ý là thái độ của bạn nhất định phải chân thành.

• Tiếp đó phải biết cách kiềm chế cảm xúc của chính mình. Nếu như quá xúc động, bạn sẽ ảnh hưởng tới người đối diện và hiệu quả của việc lắng nghe, thậm chí làm ảnh hưởng tới cuộc giao tiếp.

• Sau nữa, phải tập trung tinh thần, không nhìn ngó chỗ khác, không làm những hành động vô nghĩa. Những hành động nhỏ vô nghĩa sẽ khiến đối phương mất thiện cảm và mất hứng tiếp tục cuộc trò chuyện, bạn sẽ không nhận được thông tin có ích. Nếu không kịp thời đưa ra phản ứng, hiệu quả của cuộc giao tiếp sẽ tự nhiên mất đi.

 

 

• Cuối cùng, phải thể hiện là mình rất chú ý và thấu hiểu. Không nên tỏ vẻ không hiểu gì, càng không nên tỏ ra nhàm chán, không thích chủ đề mà người đối diện muốn nói đến. Một người giỏi giao tiếp khi trò chuyện sẽ biết đặt câu hỏi để người đối diện phải tư duy, thể hiện thái độ tích cực bằng cách gật đầu, chớp mắt, chăm chú lắng nghe…. Như vậy mới có thể làm cho cuộc trò chuyện diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tốt. 

 

Một người thành công nhất định phải biết cách lắng nghe.

- Cho dù là đối với bạn bè, cấp trên hay cấp dưới, đều phải lắng nghe bằng cả tấm lòng.

- Đương nhiên, khi giao tiếp, bạn phải tránh những điều làm ảnh hưởng tới khả năng lắng nghe của mình: Sức khỏe không tốt, âm thanh xung quanh khá ồn ào, vướng bận nhiều chuyện lo nghĩ, đã biết đáp án của câu hỏi, cảm thấy phiền phức với người và sự việc, chỉ nghĩ cho bản thân mình, lắng nghe có chọn lọc.

 

 

Đây là những điều sẽ gây ảnh hưởng tới sự lắng nghe của bạn trong cuộc giao tiếp, vì vậy khi nói chuyện với người khác, nhất định phải có môi trường tốt và có tâm trạng tốt, thì sự lắng nghe mới đem lại hiệu quả, mới có thể khiến cuộc trò chuyện có ý nghĩa. Bạn sẽ có thể biết người khác muốn làm gì và nên làm như thế nào.

 
 
 

 

0888 999 764